Theo quảng cáo của các hãng sản xuất nước rửa rau quả, trong các loại thuốc trừ sâu thường có các chất nhũ dầu, có độ bám cao giúp bám chặt vào cây quả khi phun.
Tác dụng của hoạt chất bề mặt có trong nước rửa rau quả giúp làm mất độ bám của các loại nhũ dầu này.
Về nguyên tắc là vậy nhưng theo các chuyên gia của Viện Hóa học, các loại nước xịt rửa này cũng chỉ xịt rửa được một chút thuốc trừ sâu bám trên bề mặt sản phẩm. Với những quả bị sứt, thối, thuốc ngấm sâu vào bên trong thì dù xịt rửa cũng không làm sạch được hoa quả. Đấy là chưa kể các loại rau dễ bị dập nát thì không thể rửa sạch.
Theo TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Hoạt hóa điện hóa, trong các dung dịch khử trùng chỉ có một loại duy nhất ít độc hại là nước muối điện.
Nó có thể diệt virus, vi khuẩn, nấm mốc bào tử, nó có tác dụng với cả các hóa chất mang tính kiềm và axit. Khi nước muối điện thẩm thấu vào vỏ và quả nó không làm hỏng quả và không gây độc hại cho quả, kể cả khi có tồn dư vì khi uống vào nó còn cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm vi khuẩn nội sinh phát triển để chống lại vi khuẩn ngoại sinh, đặc biệt nó sẽ diệt vi khuẩn ngoại sinh thâm nhập vào đường tiêu hóa.
Với nhiều gia đình, khi không có nước muối điện (nước ozon, anolyd) có thể đun nước nóng đến 50 độ C (sờ vào thấy ấm tay) rồi cho vào bình xịt, xịt thật mạnh lên hoa quả, đặc biệt là núm quả để đẩy các loại hóa chất bám trên bề mặt ra.
Tác dụng của hoạt chất bề mặt có trong nước rửa rau quả giúp làm mất độ bám của các loại nhũ dầu này.
Về nguyên tắc là vậy nhưng theo các chuyên gia của Viện Hóa học, các loại nước xịt rửa này cũng chỉ xịt rửa được một chút thuốc trừ sâu bám trên bề mặt sản phẩm. Với những quả bị sứt, thối, thuốc ngấm sâu vào bên trong thì dù xịt rửa cũng không làm sạch được hoa quả. Đấy là chưa kể các loại rau dễ bị dập nát thì không thể rửa sạch.
Theo TS Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Hoạt hóa điện hóa, trong các dung dịch khử trùng chỉ có một loại duy nhất ít độc hại là nước muối điện.
Nó có thể diệt virus, vi khuẩn, nấm mốc bào tử, nó có tác dụng với cả các hóa chất mang tính kiềm và axit. Khi nước muối điện thẩm thấu vào vỏ và quả nó không làm hỏng quả và không gây độc hại cho quả, kể cả khi có tồn dư vì khi uống vào nó còn cung cấp năng lượng cho cơ thể, làm vi khuẩn nội sinh phát triển để chống lại vi khuẩn ngoại sinh, đặc biệt nó sẽ diệt vi khuẩn ngoại sinh thâm nhập vào đường tiêu hóa.
Với nhiều gia đình, khi không có nước muối điện (nước ozon, anolyd) có thể đun nước nóng đến 50 độ C (sờ vào thấy ấm tay) rồi cho vào bình xịt, xịt thật mạnh lên hoa quả, đặc biệt là núm quả để đẩy các loại hóa chất bám trên bề mặt ra.
Lưu ý, trước khi rửa theo cách này, hoa quả phải được cắt ngắn cuống, nước phun càng mạnh, tia càng nhỏ càng tốt. Thời gian phun tối thiểu là 5 phút.
Một cách làm sạch hoa quả khác cũng rất hiệu quả là pha nước muối 1% (cứ 10g muối sạch pha với 1 lít nước), cho vào bình và cũng phun rửa theo cách trên.
Rau là loại dễ dập nát và có nhiều ký sinh trùng bám lên, theo PGS.TS Nguyễn Văn Đề, chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng ĐH Y Hà Nội, việc thử nghiệm rửa rau bằng các loại nước xịt này cho thấy, chúng chỉ có tác dụng rửa bớt các loại đơn bào, chứ ít có tác dụng với các loại trứng giun sán vì vỏ rất dày.
Bộ môn đã tiến hành thử nghiệm, đem ngâm các loại trứng giun sán lấy trên rau vào trong hóa chất và nước muối bão hòa (nước muối đậm đặc) cũng không diệt được. Hơn nữa, sán lá gan lớn, chui ở trong cọng rau thì không có cách nào rửa sạch được. Tốt nhất, đối với rau, chỉ nên ăn sau khi được nấu chín.
(Sưu tầm)
Con người đã tự sát hại mình....
Trả lờiXóa